Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TIỆC 1/6/2012 CHO CÁC TÌNH YÊU. 

Tết thiếu nhi đã cận kề, định đưa con đi chơi thì lo đông và dễ lây bệnh ( 2 bé nhà mình dịp 30/4 có đi chơi về sốt virut và viêm họng...hic), vì vậy, mình quyết định sẽ tổ chức 1 bữa tiệc tại nhà cho các con yêu. Với tiêu chí vui, khỏe, bổ ích.
Cả nhà xem kế hoạch và cho mình xin thêm ý kiến nhé:

  • Nhân vật chính: các bé yêu nhà mình và một số bé khách mời ( có mời kèm bố mẹ)
  • Địa điểm: At my home 
  • Trang trí: Back drop chúc mừng 1.6 gồm: ảnh các con yêu, các khách mời cùng lời chúc:


Bóng bay tự thổi treo xung quanh nhà, mua 1 túi bóng tròn + 2 túi bóng chúc mừng 1/6 có bán tại Tiền Phong là ok, nhà đã có nhân lực + bơm bóng sẵn sàng.
Vì các con còn bé nên cần k gian chơi: bàn ghế sẽ dẹp hết. Chỉ đặt 1 bàn để đặt đồ ăn thui nhé.

  • Đồ chơi: Nhà mh có bộ siêu tập oto và xếp hình cho các bé, các mẹ khách mời có thể mang thêm tới để giao lưu.
  • Trò chơi: Các con sẽ chơi trò: chó sói xấu tính này, cả nhà cũng hát nè...Bạn nào thắng sẽ có quà nhé.
  • Món ăn: Thực đơn giành cho các bé dự kiến ngày hôm đó sẽ là:


  1. Kẹo mút khoai tây 
  2. Trứng cuộn ngũ vị
  3. BÚP BÊ MỲ Ý
  4. BÁNH MỲ HAMBURGER MÈO
  5. Tôm cuộn khoai tây
  6. Xúc xích bạch tuộc
  7. Trái banh hải sản
  8. Súp cua, ngô
  9. Cháo hải sản
Những món ngon trên mh đã siêu tầm và làm thử rùi, các con rất thích. Mẹ nào quan tâm thì vào link này để lấy công thức nhé: http://www.slideshare.net/nnhongloan/cc-mn-n-ngon-cho-b-yu

Chụp ảnh: lưu giữ khoảnh khắc đáng iu tuyệt vời của các con.

Kế hoạch dự kiến là như vậy, tất cả vì các con iu, mong con iu luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012


Chi tiêu trong khả năng

Nhiều người tự nhận thấy rằng mình tiêu nhiều hơn tiết kiệm được và dẫn đến việc nợ nần chồng chất. Đây là một chuỗi các hệ quả thường thấy. Bạn cần có kế hoạch và kỷ luật để có thể tránh những hậu quá như trên.
Bước đầu tiên là thiết lập ngân sách. Bạn có thể cảm thấy việc này là khá phiền phức, tuy nhiên, lập ngân sách đơn giản chỉ là kiểm soát thu nhập và chi tiêu nhằm định hướng xem bạn kiếm được bao nhiêu tiền và sẽ tiêu tiền vào những mục nào cho hợp lý. Một khi bạn đã nắm rõ được ngân sách của mình, bước tiếp theo là xác định xem những mục chi tiêu nào có thể cắt giảm hoặc kiếm thêm tiền để có thể đạt được mục tiêu tài chính. Sau đây là một số bước cuối cùng trong quy trình lập ngân sách:
1. Xác định Nhu cầu và Mong muốn
Đâu là những thứ bạn muốn? Đâu là những thứ bạn thật sự cần? Bạn hãy cân nhắc tình hình tài chính của bản thân và nhìn nhận một cách tổng quát. Hãy làm 2 danh sách – một là những thứ bạn muốn và một là những thứ bạn cần. Trong quá trình lập danh sách này, hãy tự hỏi:
  • Vì sao bạn muốn thứ đó?
  • Nếu bạn không có thứ đó thì có gì khác không?
  • Nếu bạn có được thứ đó rồi thì có ảnh hưởng hay thay đổi gì đến những thứ khác không? (tốt hơn hay xấu đi)
  • Những thứ gì thực sự quan trọng với bạn?
  • Điều này có phù hợp với giá trị của bạn không?
2. Hướng dẫn
Ngân sách của mỗi người đều khác nhau dựa trên những khoản cần và muốn. Bảng Dự thảo Ngân sách trong trang tiếp theo sẽ đưa ra một số hướng dẫn về sắp xếp các khoản chi tiêu vào từng mục một cách hợp lý. Bạn có thể sẽ phải điều chỉnh và thêm vào những mục chi tiêu hàng ngày như tiền đi café hay đi thăm họ hàng, tuy nhiên, đừng quên cắt giảm ở mục khác nếu thêm vào các mục chi tiêu mới.
3. Theo dõi, cắt giảm và đặt mục tiêu
Một khi bạn bắt đầu quan sát và theo dõi chi tiêu của mình, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mình tiêu hàng triệu đồng mỗi tháng cho việc ăn nhà hàng hay các khoản chi phí hàng ngày. Một số chi phí này có thể được cắt giảm. Giảm bớt chi tiêu dần dần sẽ dễ dàng hơn là cắt hoàn toàn một khoản chi phí nào đó. Chúng ta nên thực tế. Điều đó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những khoản chi phí không lường trước được trong tương lai.
Cắt giảm chi phí một cách linh hoạt 
Đặt mục tiêu tiết kiệm cho mỗi tháng sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí một cách linh hoạt. Bạn cũng cần suy tính kỹ trước khi đặt mục tiêu:
  • Mục tiêu đặt ra phải cụ thể để có thể dựa vào đó, đặt ra kế hoạch hành động. Ví dụ: tiết kiệm đủ tiền để đi du lịch nước ngoài nhân dịp kỷ niệm ngày cưới.
  • Mục tiêu đặt ra phải mang tính định lượng để có thể biết được bạn đang ở đâu so với mục tiêu đã đề ra. Ví dụ: một chuyến đi nước ngoài tốn 20 triệu, hiện tại, bạn đang tiết kiệm được 8 triệu.
  • Mục tiêu đặt ra phải có tính khả thi. Ví dụ: Bạn biết số tiền bạn tiết tiệm hàng tuần gộp lại có thể đủ để chi trả cho chuyến du lịch đi nước ngoài.
  • Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với nhu cầu thực sự của bạn. Bạn không muốn bỏ công sức vào mục tiêu không phù hợp với nhu cầu thực sự của mình. Ví dụ: Bạn muốn nghỉ ở khách sạn sang trọng bậc nhất nhân kỷ niệm ngày cưới của mình chưa chắc là cần thiết.
  • Mục tiêu đặt ra phải có thời gian cụ thể. Ví dụ: bạn muốn đi du lịch Ý vào mùa hè năm tới.
Biểu đồ này sẽ đưa ra một số hướng dẫn về việc phân loại các khoản vào các mục chi tiêu khác nhau một cách hợp lý. Nếu chi phí cho việc đi lại hoặc nhà ở tại khu vực bạn sống đắt hơn, bạn nên điều chỉnh cho phù hợp. Nếu bạn muốn thêm mục quà

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012



Chế độ chăm sóc bé suy dinh dưỡng.

Theo số liệu thống kê mới nhất vể tỉ lệ, diễn biến về SDD của trẻ em tại Việt Nam

Theo chuyên gia:

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

1.      Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em:
Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:
-        Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
-        Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
-        Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
-        Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.
     Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
     Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:
-        Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
-        Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
-        Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

2.      Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng

-       
 Không lên cân hoặc giảm cân
-        Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
-        Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
-        Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
-        Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.
-        Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.
3.      Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.
Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.
-        Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.
-        Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
-        Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
-        Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

4.      Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng.
-        Gạo, khoai tây.
-        Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
-        Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.
-        Dầu, mỡ.
-        Các loại rau xanh và quả chín.

5.      Chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III).

Cho nhiều bữa trong ngày.
-        Tăng dần calo.
-        Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ

Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.

Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

6.      Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.
-        Các loại Vitamin tổng hợp.
-        Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
-        Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).
7.      Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng.
-        Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.
-        Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

8.      Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II).

Các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số thực đơn sau để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà:
a.      Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.
b.      Trẻ từ 6 – 12 tháng:
Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

c.       Trẻ 13 -24 tháng:

6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng
9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)
-        Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)
-        Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
-        Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)
-        Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)
12h: Sữa: 200ml
14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng
17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu
Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

d.   Trẻ 25 – 36 tháng:
   
    7h: Sữa cao năng lượng: 200ml
    11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm...) + canh rau.
    Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g
    14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml
    Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
    17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm...) + canh rau
    20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.
    Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.
    Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. Lê Thị Hải

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Tủ thuốc tại nhà cho các con.

Chăm sóc bé không chỉ chăm sóc khi khỏe mà các mẹ cần có những sự chuẩn bị khi con  yêu không may bị ốm, đặc biệt và các vấn đề thường gặp ở trẻ em. Hãy cùng mẹ Poo & Tin chuẩn bị cho tủ thuốc tại nhà cho con tại nhà nhé: (Mọi thuốc mẹ Poo * Tin chuẩn bị đều đã được kê đơn của bác sỹ nhé)

Cặp nhiệt độ: luôn sẵn sáng 3 loại: cặp nhiệt độ thông thường; cặp điện tử và miếng dán trán đo nhiệt độ

Miếng dán trán như thế này thưa các mẹ. Hiệu quả, nhan chóng 15s nhưng chỉ dùng được vài lần. Với cu cậu khó tính như nhà mh, đây là lựa chọn số 1.

Thuốc hạ sốt: Dạng gói bột sủi và dạng đút hậu môn. Mình thường cho uống nếu con sốt khi thức, và đút hậu môn khi con sốt ban đêm. ( Khôn dùng dạng đút khi con bị tiêu chảy nhé).
Có thể bố sung miếng dán trán hạ sốt và oresol bù điện giải cho bé.

Thuốc chống viêm mũi dị ứng: Dạng siro, được bác sỹ kê đơn khi bé có dấu hiệu hát hơi, sổ mũi. (Uống khi có dấu hiệu để ngăn chặn và đưa con đi khám ngay sau đó)
 
Men tiêu hóa nước: Dạng ống nhựa. Ngay khi có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa: đi ngoài, bé rất cần uống ngay một ống trước khi đi khám bác sỹ.

Nước muối loãng: lọ to, lọ bé (lọ rửa mũi và nhỏ mắt riêng): Các mẹ đã bao giờ cho con rửa mũi trong viện hoặc tự rửa cho bé chưa? Với các bé hay bị viêm mũi như các bé nhà mình, cần áp dụng việc vs mũi hàng ngày.

Bông tăm: vệ sinh tai, rốn cho bé (Dùng cồn 70 thấm vào bông tăm và lau rốn cho con sẽ rất sạch, đã được bs khuyến cáo cho dùng)

Bông, băng, gạc: luôn cần cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Thuốc bôi côn trùng đốt: Chẹp, mẹ nào đã có con tự dưng bị nổi nốt đỏ to, rời rạc, ngứa sẽ biết loại này. Để hạn chế việc này, các mẹ đừng cho bé chơi đồ bông nhé, đồ bông là nơi cư ngụ chính của bọ nhà, mắt thường không thấy đâu nhé. Các mẹ cứ search bọ nhà để tìm hiểu thêm.

Dầu gió: Mùa đông khi tắm cho con xong, các mẹ có thể bôi 1 chút chút chút vào gam bàn chân và ngực con để con ấm người nhanh tránh cảm lạnh, nhg nhớ là chút chút xíu thôi.

Trên đây chỉ là kinh nghiệm của mẹ Poo * Tin về việc chuẩn bị cho các con iu của mình thôi nhá. Các mẹ tốt nhất hãy luôn có 1 số điện thoại bác sỹ nhi để gọi khi có sự cố đột xuất xảy ra cho con. 

Những mặt trời bé thơ của "mẹ"

Bé Trọng Kiên: Con thực sự là cậu con trai đầu lòng của cô, đã đang và sẽ mãi là như vậy. Cô sẽ luôn bên con  trong từng chặng đường. 

Bé Quang Minh: Mẹ hiểu hơn những giá trị của cuộc sống khi có con bên cạnh. Có con, cuộc đời thật ý nghĩa và đẹp làm sao. Cám ơn con đã làm con của mẹ. 


Bé Trọng Toàn: Toàn của cô là một chú hổ con sinh mùng vào ngày mùng 1. Con cá tính hơn anh trai con nhiều. Sức khỏe của con luôn là điều cô lo lắng. Luôn mong con cô khỏe mạnh, iu con.

Và cuối cùng, mẹ giành nhiều iu thương không kém cho bé út Đăng Dương: Ngày mẹ biết sẽ có con là một ngày mẹ biết mẹ phải sống thật kiên cường và mạnh mẽ hơn nữa. Con đã mang lại cho mẹ những cảm xúc thật tuyệt vời.

Những lúc vất vả nhất, khó khăn nhất, mệt mỏi nhất "mẹ" luôn nghĩ về các con, các con luôn là động lực để "mẹ" phấn đấu, kiên cường và cố gắng. Và mẹ tin, chúng ta sẽ luôn hạnh phúc. Cuộc sống thật tuyệt vời vì có các con, mặt trời của "mẹ".

Iu Thương